Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Phòng chống bạo lực gia đình ở Nghệ An: Khi các cấp hội phụ nữ vào cuộc quyết liệt

An Yên – Vương Trang - 05:13, 01/12/2023

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng gắn với xây dựng các mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý… là những nỗ lực của các cấp hội phụ nữ ở Nghệ An trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cũng nhờ vậy mà nhận thức, hành động, suy nghĩ của người dân về hôn nhân, gia đình, vị thế, vai trò của người phụ nữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

Lễ ra mắt câu lạc bộ đội phản ứng nhanh và phòng chống bạo lực gia đình ở xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Đội phản ứng nhanh và phòng chống bạo lực gia đình ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong

Đa dạng các hình thức tuyên truyền

Phòng chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội. Vì thế, hàng năm, các cấp hội phụ nữ Nghệ An đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình với nhiều đổi mới, sáng tạo, linh hoạt.

Có thể thấy rõ, các cấp hội đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện bằng nhiều hoạt động, diễn đàn ý nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục tiền hôn nhân, nuôi dạy con, tuyên truyền chính sách dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, giáo dục trẻ em…

Song song đó, các bộ luật như luật dân sự, bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình kết hợp với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... đã được triển khai thông qua các hình thức như tập huấn, hội thảo, hội thi, các phiên tòa lưu động, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chi hội, xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng điển hình, giao lưu gặp mặt các điển hình, xây dựng tủ sách pháp luật…

Ra mắt tổ truyền thông cộng đồng xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn
Ra mắt tổ truyền thông cộng đồng xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn

Trong 5 năm qua, các cấp hội đã in và phát hành 18.960 cuốn tài liệu, 35.050 tờ rơi về “Luật hôn nhân gia đình”, “Hỏi đáp về giới và bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình”, “Tuyên truyền giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong gia đình”, “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình“… 

Đồng thời, in 3.650 đĩa DVD các tiểu phẩm sân khấu hóa các nội dung liên quan đến xây dựng hạnh phúc gia đình, vấn đề giới, phòng chống bạo lực gia đình… và phát hành rộng rãi. Cũng trong 5 năm qua, trong việc giám sát, phản biện xã hội về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, các cấp hội đã tổ chức giám sát 2.563 cuộc về các nội dung này. Qua giám sát, các cấp hội đã kiến nghị, đề xuất một số vấn đề được chính quyền, các ban, ngành liên quan tiếp thu.

Ngoài ra, hội LHPN tỉnh cũng đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức phòng chống bạo lực gia đình bằng hình thức sân khấu hóa tại huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn…;Mỗi năm, hội LHPN tỉnh còn phát hành 4 số Bản tin “Phụ nữ Nghệ An” trong đó có các chuyên đề như “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ”, “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, “Phòng chống bạo lực gia đình”… với số lượng 20.000 cuốn/năm. Đây được xem là tài liệu tuyên truyền quan trọng, có mặt trong các cuộc sinh hoạt hội của chị em các cấp.

Xây dựng các mô hình tư vấn và trợ giúp pháp lý

Những mô hình tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý có thể kể đến là câu lạc bộ “Giáo dục với pháp luật”, “Tổ tự quản”, “Tổ hòa giải”, “Trợ giúp pháp lý”, “Phụ nữ với pháp luật”, “Tuyên truyền phụ nữ”…

Đặc biệt, thực hiện Dự án 8:Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng 9 mô hình điểm về “Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng” (ở các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Kỳ Sơn…), “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” (ở huyện Nghi Lộc), Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc bền vững” và “Tổ tư vấn hôn nhân - gia đình” (ở huyện Anh Sơn).

Môột buổi tuyên truyền phụ nữ với pháp luật ở xã biên giới Thanh Thủy huyện Thanh Chương
Một buổi tuyên truyền phụ nữ với pháp luật ở xã biên giới Thanh Thủy, huyện Thanh Chương

Điều đáng quan tâm, hội LHPN tỉnh đã thành lập được hai “Đội phản ứng nhanh” tại hai xã Quỳnh Lương, Quỳnh Thắng của huyện Quỳnh Lưu nhằm hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người. Trong quá trình hoạt động, Hội đã đề xuất hỗ trợ chuyên sâu, chuyển tuyến 21 trường hợp bị bạo lực gia đình; can thiệp được 87 trường hợp và hỗ trợ 300 trường hợp bị bạo lực tại 2 xã này.

Từ các mô hình “Hỗ trợ cộng đồng phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “Góc tư vấn hôn nhân và gia đình”, mô hình “18+1” (18 chị giúp 1 chị thoát nghèo), mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, “Xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, đồng hành cùng chi hội, tổ phụ nữ vùng dân tộc”..., toàn tỉnh đã nhân rộng được 855 mô hình phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của mỗi địa phương. 

Hiệu quả lớn nhất là thông qua các mô hình, đã tạo điều kiện, cơ hội cho hội viên phụ nữ mạnh dạn, chủ động hơn, sẵn sàng lên tiếng, nắm được cách thức để bảo vệ bản thân và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan trong cuộc sống hằng ngày. Cũng từ các mô hình này, 100% huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh đã khảo sát, lập danh sách các nạn nhân của bạo lực gia đình để tiện theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng khi bị bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình, mà đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Do đó, việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng, chứ không phải chỉ là của cơ quan quản lý nhà nước hay những người có liên quan. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan và các thành viên trong xã hội.

Đại diện hội LHPN tỉnh Nghệ An cho biết: Các cấp hội sẽ tiếp tục chủ động lồng ghép, vận động nguồn lực nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Tổ chức các hoạt động cung cấp các kiến thức về giáo dục làm cha mẹ, cách chăm sóc giáo dục con cái, giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

 Đẩy mạnh việc huy động sự tham gia tích cực, tăng dần về số lượng nam giới vào các hoạt động do Hội tổ chức để tăng sự cảm thông, chia sẻ của người chồng, người cha trong gia đình.Thường xuyên theo dõi, nắm bắt, phát hiện, phản ánh với các cơ quan chức năng về các vụ việc bạo lực gia đình và lên tiếng kịp thời những trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gắn với việc nêu gương điển hình để tuyên truyền, nhân rộng.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.