Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) nâng cao chất lượng tổ truyền thông cộng đồng

Ngọc Thu - 10:30, 16/03/2024

Ngày 15/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm tổ truyền thông cộng đồng thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Dự hội nghị có hơn 120 đại biểu là thành viên tổ truyền thông cộng đồng, hội viên phụ nữ, đại diện UBND của 7 xã, thị trấn có thôn, làng đặc biệt khó khăn.

Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh tích cực triển khai tích cực triển khai dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 tại địa phương
Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh tích cực triển khai dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 tại địa phương

Huyện Chư Pưh có 9 xã, thị trấn với 74 thôn, làng (trong đó, 1 xã vùng III, 14 làng đặc biệt khó khăn). Hội LHPN huyện có 9 cơ sở Hội (8 xã, 1 thị trấn) với tổng số hội viên là 15.800 phụ nữ, trong đó hội viên DTTS 9.230 người, cuộc sống hội viên còn nhiều khó khăn.

Trong 3 năm qua, Hội LHPN huyện đã thành lập các tổ truyền thông cộng đồng, tập trung tuyên truyền, vận động người dân vùng DTTS và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa lạc hậu.

Tổ truyền thông hoạt động dựa vào cộng đồng, dân chủ, bám sát các hướng dẫn của Hội LHPN các cấp và tình hình thực tế tại địa bàn; đảm bảo mỗi tháng có ít nhất một hoạt động truyền thông; lồng ghép hoạt động truyền thông với các cuộc họp thôn, họp chi bộ, họp Tổ/nhóm; các hoạt động truyền thông tận dụng tối đa truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội…

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Dân tộc huyện chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn, trong đó có 14 làng đặc biệt khó khăn của 7 xã, thị trấn. Hội đã phân bổ chỉ tiêu, hướng dẫn cơ sở Hội thực hiện; chủ động lồng ghép việc thực hiện các nội dung của dự án vào các nội dung của hoạt động Hội, góp phần vào việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn DTTS và miền núi. Kết quả, đến tháng 2/2024 đã thành lập được 10 tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã, thị trấn.

Tại các buổi lễ ra mắt, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ 3 triệu đồng/tổ và truyền thông về bình đẳng giới, bạo lực gia đình cho các thành viên của tổ và bà con nhân dân trong làng. Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đã tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên tổ truyền thông.

Các tổ truyền thông đã tổ chức được 23 buổi truyền thông với các nội dung về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản làm mẹ an toàn và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới... sử dụng 2 thứ tiếng để truyền thông (Gia Rai và Kinh). Qua đó, đã đã thu hút hơn 850 hội viên, phụ nữ tham gia.

Hội LHPN huyện Chư Pưh đã thành lập được 10 tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã, thị trấn
Hội LHPN huyện Chư Pưh đã thành lập được 10 tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã, thị trấn

Bà Nguyễn Thị Thùy - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh thông tin: Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã vùng III và các thôn làng đặc biệt khó khăn của huyện, không chỉ giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động về bình đẳng giới và quyền lợi trẻ em mà còn góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đề ra. Hơn hết là giúp bà con DTTS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em có thể “giảm nghèo thông tin”, tiến tới giảm nghèo bền vững.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ về những khó khăn trong hoạt động của tổ, như: người dân còn nhiều định kiến, chưa mạnh dạn trong xóa bỏ định kiến, các tập tục lạc hậu ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó thay đổi; kỹ năng truyền thông của các thành viên tổ truyền thông cộng đồng... Đồng thời, một số kinh nghiệm, đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.