Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Gia Lai: Đào tạo gần 4.200 học viên là lao động vùng DTTS

Ngọc Thu - 09:27, 18/09/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS với 4.157 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.398 người, nghề phi nông nghiệp là 1.759 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.

Sau khi được đào tạo nghề phổ thông, học viên ở huyện Kbang đã nhận thầu xây dựng các công trình nhà ở tại địa phương
Sau khi được đào tạo nghề phổ thông, học viên ở huyện Kbang đã nhận thầu xây dựng các công trình nhà ở tại địa phương

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, hiện nay, trên địa bàn có 20 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 2 trường cao đẳng, 12 trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 4 trung tâm GDNN và 2 doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN. Công tác đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo… được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề.

Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn học nghề nên số lượng lao động người DTTS tham gia học nghề ngày càng đông chiếm hơn 90%. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất; xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.